Trẻ dưới 1 tuổi bị hôi miệng xử lý như thế nào?
Miệng trẻ nhỏ thường có mùi sữa mẹ và ít khi bị hôi. Hôi miệng thường xảy ra khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm hoặc ở giai đoạn mọc răng sữa. Đây có thể là hệ lụy của việc vệ sinh răng miệng cho bé không được sạch sẽ hoặc cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo cho các bậc phụ huynh, về mối liên quan đến bệnh lý nào đó không nên chủ quan. Vì vậy hiểu rõ và áp dụng các cách xử lý khi trẻ gặp vấn đề về hôi miệng là rất quan trọng cho các bà mẹ. Cùng theo dõi nội dung “Trẻ dưới 1 tuổi bị hôi miệng xử lý như thế nào ?” ngay sau đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng
Việc vệ sinh răng miệng các bé dưới 1 tuổi không kỹ lưỡng dẫn đến tình trạng thức ăn bị sót lại và tại thành các mảng bám trong các kẽ răng, đồng thời sữa lắng cặn lại gây nên lớp màu trắng đọng lại trên lưỡi khiến cho khoang miệng của bé xuất hiện mùi hôi. Bên cạnh đó các bệnh lý như ho, viêm họng, viêm đường hô hấp trên cũng là nguy cơ khiến cho các ổ vi khuẩn chui đến và làm ổ tại khoang miệng, gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng bé.
Một vài trẻ có thói quen ngậm ti giả, đồ chơi hoặc mút tay khiến cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào khoang miệng, sinh sôi nảy nở và tạo nên mùi hôi miệng ở các bé. Ngoài ra thời kỳ mọc răng sữa khiến cho miệng bé bị đau, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi miệng cho bé. Hôi miệng không chỉ khiến cho bé cảm thấy khó chịu, chán ăn, ăn không ngon mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho các bậc phụ huynh về một số bệnh liên quan như viêm lợi, viêm đường hô hấp trên,… Do đó nên phát hiện sớm và có hướng xủ lý kịp thời để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Xử lý hôi miệng cho trẻ dưới một tuổi
Vệ sinh lưỡi cho trẻ
Đối với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa thể tự vệ sinh răng miệng được, nên các mẹ phải tiến hành vệ sinh lưỡi thường xuyên cho bé, để đảm bảo rằng khoang miệng của bé luôn được sạch sẽ và hạn chế mùi hôi một cách hiệu quả. Việc rơ lưỡi cho trẻ cũng nên nhớ là phải thực hiện đúng cách, khoa học theo các bước sau:
Bước 1: Các mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé. Dùng nước muối sinh lý 0,9 % và gạc vô trùng để tiến hành rơ lưỡi cho bé.
Bước 2: Đặt bé nằm gọn trên cánh tay, quấn gạc xung quanh ngón tay trỏ của mẹ, sau đó thấm một ít nước muối và tiến hành rơ lưỡi cho bé.
Bước 3: Di chuyển ngón tay quấn gạc trong khoang miệng bé từ hai bên má, các vùng xung quanh hàm răng và cuối cùng là vị trí lưỡi. Thực hiện nhẹ nhàng cộng thêm việc dỗ dành cho bé không bị khó chịu và quấy khóc.
→ Nên thực hiện rơ lưỡi cho bé lúc đói để tránh những kích thích vô tình khiến bé có cảm giác buồn nôn, nôn.
Thay đổi chế độ ăn uống cho bé
Đối với các bé đã bước sang thời kỳ ăn dặm ( thường trên 6 tháng ), các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé để tránh mùi hôi miệng. Hạn chế các gia vị gây mùi như hành tỏi trong thực đơn của bé, thay vào đó nên bổ sung các thức ăn chứa vitamin C, A, B, K giúp hơi thở của bé được thơm mát và ăn ngon hơn.
Điều chỉnh hành vi của bé
Không cho bé mút tay hoặc ngậm các đồ chơi bẩn. Các mẹ nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của bé, tránh vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào và gây hôi miệng cho bé. Tốt nhất các mẹ không nên cho bé ngậm ti giả.
Tìm gặp bác sĩ nha khoa
Hãy nói chuyện với các bác sĩ nha khoa khi phát hiện con bạn có dấu hiệu của các bệnh lý viêm đường hô hấp hoặc bệnh lý về răng miệng.
Thảo dược trị hôi miệng cho trẻ
Ngoài cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý, theo kinh nghiệm dân gian còn sử dụng các loại nguyên liệu thiên nhiên như lá ngót, lá hẹ để rơ lưỡi cho bé.
Rơ lưỡi bằng lá ngót : Chuẩn bị 1 nắm lá ngót, rửa sạch và cho vào nồi , thêm một chút muối ăn và đung sôi lên. Khi nước sôi bạn tắt bếp và đợi nguội, lọc bỏ phần bã và lấy nước để rơ lưỡi cho bé.
Rơ lưỡi bằng lá hẹ: Rửa sạch và giã nát một nắm lá hẹ, sau đó cho vào nồi rồi nấu nên, tương tự chắt lấy phần nước và dùng để rơ lưỡi cho trẻ.
Hai loại lá này có đặc tính sát trùng, diệt khuẩn và làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả. Các mẹ nên áp dụng thường xuyên để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất cho bé.
Bên cạnh đó các mẹ có thể tham khảo cách điều trị hôi miệng cho trẻ bằng các bài thuốc Đông y như sau:
– Rau hương nhu: Đem sắc kỹ và dùng làm nước súc miệng hằng ngày cho bé.
– Mùi tàu: Dùng một nắm, rửa sạch và cho vào nồi. Sắc lấy nước đặc, thêm một chút mối và dùng làm nước súc miệng cho bé. Cách này rất hay được các bà mẹ áp dụng bởi không chỉ có công dụng giúp làm giảm bớt mùi hôi miệng của bé mà còn khiến bé ăn ngon hơn.
Bạn đọc nên quan tâm: